Thứ Sáu, Tháng Năm 20, 2022
  • EnglishEnglish
The Logistician
  • Trang chủ
  • Chuỗi cung ứng
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Tiêu dùng nhanh
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Hạ tầng
  • Thương mại điện tử
  • Kinh doanh
  • Chính sách
  • Kiến thức
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Chuỗi cung ứng
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Tiêu dùng nhanh
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Hạ tầng
  • Thương mại điện tử
  • Kinh doanh
  • Chính sách
  • Kiến thức
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Chính sách & Hiệp định

Đề xuất triển khai cơ chế “cảng mở” cho cụm cảng Cái Mép Thị Vải

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 18/12, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, xuất phát từ nhu cầu thực tế, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đề xuất hình thành cơ chế cảng mở đối với 8 bến thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

20/12/2021
trong chuyên mục Chính sách & Hiệp định, Đường biển, Hạ tầng, Hàng hóa, Vận tải
Đề xuất triển khai cơ chế “cảng mở” cho cụm cảng Cái Mép Thị Vải

Image: Hai Ngoc

0
CHIA SẺ
81
ĐỌC
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Các cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải có tiềm năng lớn

Theo quy hoạch hệ thống cảng biển được Thủ tướng phê duyệt, các cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải được phân loại là cảng đặc biệt trong hệ thống cảng biển Việt Nam.

Từ năm 2014 đến nay, tốc độ tăng trưởng khu bến Cái Mép luôn đạt 2 con số, liên tục đón các tàu có trọng tải lớn vào khu vực làm hàng. Cảng CMIT và hệ thống cảng thuộc Tân Cảng (TCIT, TCCT, TCTT) phần lớn đã hoạt động hết công suất. Hơn nữa, các bến cảng được phân bổ rải rác và hầu hết đều hạn chế về chiều dài cầu tàu (trung bình 600m bến/cảng) trong khi kích cỡ tàu cập cảng khu vực Cái Mép ngày càng tăng, chiều dài tàu lên tới 400m. Mỗi bến cảng chỉ có thể tiếp nhận được 1 tàu mẹ.

Cảng CMIT và hệ thống cảng thuộc Tân Cảng (TCIT, TCCT, TCTT) phần lớn đã hoạt động hết công suất

Hiện mỗi bến cảng tại Cái Mép là một cửa khẩu nên để chuyển hàng từ cảng này sang cảng khác thì khách hàng, hãng tàu còn e dè trong việc quyết định tăng sản lượng hàng trung chuyển tại khu vực Cái Mép do thời gian hoàn hoàn thành thủ tục hải quan kéo dài.

Cơ chế “cảng mở” giúp khai thác tối đa năng lực của cảng

Cơ chế “cảng mở” này sẽ giúp tối ưu hóa công suất khai thác và tận dụng tối đa cầu bến, giải quyết được các hạn chế về cầu bến, giảm chi phí logistic cho hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua khu vực.

VIMC cũng ước tính nếu 2 cảng liền kề (như CMIT và TCTT với điều kiện cầu bến tương đồng) liên kết, có thể khai thác thêm bến thứ 3 ở giữa và tăng thêm 50% công suất của 2 cảng khoảng 1,2 triệu TEU mỗi năm. Nếu giải pháp kết nối giữa 2 cảng CMIT và TCTT được thực hiện thành công thì mỗi năm riêng CMIT sẽ tăng doanh thu khoảng 20 triệu USD.

Nếu giải pháp kết nối giữa 2 cảng CMIT và TCTT thành công thì riêng CMIT sẽ tăng doanh thu khoảng 20 triệu USD/năm

Hàng hóa được kết nối thông suốt giữa các cảng, phương tiện vận tải cũng không phải đợi cầu tàu, tốc độ quay vòng cao. Dự kiến, khi giải pháp cảng mở được thực hiện, chi phí vận chuyển sà lan sẽ giảm khoảng 10 – 15%, mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 15 triệu USD.

Hoạt động của cảng mở dựa trên hệ thống công nghệ thông tin kết nối với các cảng hiện hữu và dữ liệu của hải quan để đảm bảo kiểm soát hàng hóa chính xác. Hàng hóa vận chuyển trong cảng mở không phải mở tờ khai chuyển tiếp và niêm phong kẹp chì một lần nữa.

Cơ chế cảng mở không làm thay đổi phương thức quản lý hàng hóa tại mỗi bến cảng, tại mỗi chi cục hải quan. Các chi cục hải quan trong khu vực cảng mở chỉ bổ sung nghiệp vụ quản lý luân chuyển hàng hóa trong cảng mở thông qua hệ thống công nghệ thông tin và phương tiện vận chuyển đặc thù của đơn vị vận hành cảng mở.

Vân Anh

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển Việt Nam đạt gần 600 triệu tấn

Thẻ bài viết: Cái Mépcảng biểnchính sách
Bài trước

Thủ tục thông quan chậm: Hàng nghìn xe ùn ứ tại cửa khẩu

Bài tiếp theo

Giá cà chua leo thang đột ngột, tăng nhanh gấp 3 lần

Cùng chủ đề Bài viết

Mỹ và Châu Âu tiến hành xem xét lại các khoản đầu tư vào Trung Quốc
Chính sách & Hiệp định

Mỹ và Châu Âu tiến hành xem xét lại các khoản đầu tư vào Trung Quốc

19/05/2022
EU dự kiến chi 195 tỷ Euro trong 5 năm tới để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.
Chính sách & Hiệp định

EU dự kiến chi 195 tỷ Euro trong 5 năm tới để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.

17/05/2022
Maersk được Inditex lựa chọn là nhà vận hành lý tưởng cho cảng container Patenga tại Bangladesh
Vận tải

Maersk được Inditex lựa chọn là nhà vận hành lý tưởng cho cảng container Patenga tại Bangladesh

16/05/2022
Ảnh: Thu Trang
Chính sách & Hiệp định

Kerry Logistics Network đi đầu trong việc sử dụng xe tải điện ở Hồng Công

16/05/2022
Seadronix: Giảm thiểu tai nạn hàng hải nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo
Hạ tầng

Seadronix: Giảm thiểu tai nạn hàng hải nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo

15/05/2022
Ảnh: Minh Trang
Vận tải

Fresh Del Monte tiếp cận mảng kinh doanh dịch vụ logistics trong bối cảnh thách thức của chuỗi cung ứng

15/05/2022

PHỔ BIẾN

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

11/08/2021
Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

10/08/2021
Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

22/05/2020

Tạo nguồn hàng và chiến lược của Apple

21/08/2021
S.O.C và C.O.C là gì?

S.O.C và C.O.C là gì?

12/11/2020

NỔI BẬT

AMS – Automated Manifest System (Hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa tự động) là gì? – Phần I

AMS – Automated Manifest System (Hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa tự động) là gì? – Phần I

12/07/2020
Kiểm soát tàu container theo thời gian thực: Bước đệm tương lai ngành vận tải

Kiểm soát tàu container theo thời gian thực: Bước đệm tương lai ngành vận tải

29/04/2022

Đâu sẽ là tương lai của thị trường năng lượng toàn cầu?

22/10/2021
Ảnh: Minh Trang

Fresh Del Monte tiếp cận mảng kinh doanh dịch vụ logistics trong bối cảnh thách thức của chuỗi cung ứng

15/05/2022
  • Trang chủ
  • Trang chủ 2
Email: info@logistician.org

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Chuỗi cung ứng
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Tiêu dùng nhanh
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Hạ tầng
  • Thương mại điện tử
  • Kinh doanh
  • Chính sách
  • Kiến thức

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.