The Logistician
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Ngành Công nghiệp

Trung Quốc rót tiền đầu tư vào các dự án “Vành đai, con đường xanh”

Khoản vốn đầu tư vào các năng lượng tái tạo chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư vào năng lượng của Bắc Kinh vào năm 2020.

28/01/2021
trong chuyên mục Công nghiệp
Trung Quốc rót tiền đầu tư vào các dự án “Vành đai, con đường xanh”
0
CHIA SẺ
26
ĐỌC
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Một bản phân tích gần đây cho biết lần đầu tiên năng lượng tái tạo nắm giữ một khoản lớn trong tổng vốn đầu tư vào năng lượng thuộc sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc. Chính đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh xu hướng giảm thiểu sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels), và tăng cường phát triển các nguồn cung năng lượng “xanh”.

Cụ thể, 11 tỷ đô la Mỹ đã được Trung Quốc đầu tư vào nhóm năng lượng gió, mặt trời và nước – chiếm 57% vào năm 2020. Con số này đã chứng kiến sự tăng vọt tương đương 38% so với năm 2019 (Theo nghiên cứu thực hiện bởi Viện Tài chính xanh quốc tế (IIGF) của Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc).

Tuy nhiên, viện nghiên cứu này cũng cho biết số vốn đầu tư vào than đá vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng 20 tỷ đô đầu tư vào năng lượng của Trung Quốc, đồng thời chứng kiến mức tăng từ 15% vào năm 2018 lên đến 27% năm 2020.

Trong khi nguồn đầu tư “xanh” đang chạm đến một mốc kỷ lục mới, số vốn FDI mà Trung Quốc đầu tư cho dự án “Vành đai, Con đường” lại đang giảm sút từ năm 2015. Năm ngoái, cũng theo báo cáo phân tích của IIGF, vốn đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia tham gia sáng kiến “Vành đai, Con đường” đã giảm nhanh hơn so với các dòng vốn toàn cầu chảy vào những nền kinh tế đang phát triển. Cụ thể, tỷ lệ giảm tương đương 54% so với năm trước đó, xuống còn 47 tỷ đô la Mỹ.

Giám đốc Trung tâm sáng kiến “Vành đai, Con đường” thuộc IIGF, ông Christoph Nedopil Wang, cho rằng sự dịch chuyển của Trung Quốc sang các năng lượng tái tạo xuất phát từ việc những nhà đầu tư và các quốc gia tham gia vào dự án đang dần công nhận các rủi ro nghiêm trọng về môi trường và tài chính của hoạt động sản xuất nguồn năng lượng chứa nhiều CO2.

“Tuy vậy, nhu cầu đối với các nguồn đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch vẫn duy trì một mức lớn… bởi vì rất nhiều nguyên nhân, như than đá được xem là một nguồn năng lượng “rẻ” và có sẵn ở nhiều nơi.”

Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng nước vẫn còn khiến nhiều người nghi ngờ về mức độ “bền vững” của nó. Mặc cho những đập nước không thải ra khí CO2, nhưng chúng lại gây ra nguy cơ lũ lụt, sạt lở rừng và phá hủy những hệ thống sinh thái cần hấp thụ CO2.

Như đã đề cập ở trên, đại dịch Covid-19 đã củng cố hơn nữa khao khát phát triển những nền kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng gió và mặt trời. Nhiều quốc gia trọng yếu trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” như Ai Cập, Pakistan, Bangladesh và Việt Nam đang vạch ra các kế hoạch cụ thể để đảm bảo sự khôi phục kinh tế sau đại dịch sẽ không có tác động xấu đến môi trường.

Hơn nữa, chính chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng đã cam kết lượng thải CO2 của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trước 2030 và Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế “không khí thải” trước năm 2060. Cam kết này đã khiến nhiều người hy vọng vào việc Bắc Kinh sẽ đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu của “Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.

Dẫu vậy, những nhà môi trường học thể hiện sự quan ngại rằng những doanh nghiệp và ngân hàng ở Trung Quốc hiện vẫn sẵn sàng xây dựng và hỗ trợ tài chính cho các nhà máy chạy bằng than đá – một thách thức lớn để hướng đến thế giới “không khí thải”.

Năm 2020, Trung Quốc đã lắp đặt 120 gigawatts năng lượng gió và mặt trời, gấp đôi so với năm trước đó và gấp 4 lần so với nước Anh. Nhưng đồng thời, số lượng dự án nhà máy chạy bằng than đá được chấp thuận cũng ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2015.

Biên dịch: Dandelion

Bài trước

HMM bổ sung tải cho tuyến Bắc Âu

Bài tiếp theo

Nga khôi phục đường bay với Ấn Độ, Qatar, Phần Lan và Việt Nam

Cùng chủ đề Bài viết

GDP năm 2020 tăng 2,91%
Công nghiệp

GDP năm 2020 tăng 2,91%

28/12/2020
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã tác động như thế nào đến Bắc Giang?
Công nghiệp

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã tác động như thế nào đến Bắc Giang?

24/10/2020
Samsung Electronics dừng hoạt động nhà máy sản xuất máy vi tính cuối cùng tại Trung Quốc
Công nghiệp

Samsung Electronics dừng hoạt động nhà máy sản xuất máy vi tính cuối cùng tại Trung Quốc

03/08/2020
15 công ty Nhật dự kiến rời Trung Quốc sang Việt Nam
Công nghiệp

15 công ty Nhật dự kiến rời Trung Quốc sang Việt Nam

21/07/2020
Hải Dương có nhiều ưu thế trong cuộc đua bất động sản công nghiệp
Công nghiệp

Hải Dương có nhiều ưu thế trong cuộc đua bất động sản công nghiệp

11/07/2020
Foxconn tăng đầu tư, Apple có vào “làm tổ”?
Công nghiệp

Foxconn tăng đầu tư, Apple có vào “làm tổ”?

09/07/2020

PHỔ BIẾN

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

04/12/2020
Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

20/06/2020
Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

17/09/2020
Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

12/06/2020
Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

22/05/2020

NỔI BẬT

Vì sao đèn trong máy bay phải giảm độ sáng khi cất cánh và hạ cánh ?

Vì sao đèn trong máy bay phải giảm độ sáng khi cất cánh và hạ cánh ?

08/09/2020
Sáng kiến “Vành đai và Con đường”: 07 năm và những phản ứng trái chiều

Sáng kiến “Vành đai và Con đường”: 07 năm và những phản ứng trái chiều

06/10/2020
Nhiều hỗ trợ hơn từ chính phủ Thái Lan dành cho Thai Airways

Nhiều hỗ trợ hơn từ chính phủ Thái Lan dành cho Thai Airways

05/06/2020
What Planes Will Replace Qantas’ Retired Boeing 747 Fleet?

Những ứng cử viên có thể thay thế dòng máy bay Boeing 747 của Qantas

25/07/2020
  • Trang chủ
  • Vận tải
  • Ngành
  • Công nghệ
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Email: info@logistician.org

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.