The Logistician
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Ngành Công nghiệp

Liên minh châu Âu thách thức sự bành trướng thương mại của Trung Quốc với mức thuế quan cao ngất ngưởng

Liên minh châu Âu đã chĩa khẩu súng cảnh cáo vào tham vọng thâu tóm nền giao thương toàn cầu của Trung Quốc với quy định về thuế quan chưa từng thấy trước đây.

17/06/2020
trong chuyên mục Công nghiệp
Liên minh châu Âu thách thức sự bành trướng thương mại của Trung Quốc với mức thuế quan cao ngất ngưởng
29
CHIA SẺ
45
ĐỌC
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Vào thứ 2 ngày 15/06, EU đã ban hành quyết định chống lại chính sách trợ cấp gây bóp méo thị trường thương mại thế giới mà Trung Quốc đang áp dụng đối với các nhà xuất khẩu.

Theo ông Agatha Kratz, giám đốc tập đoàn Rhodium phụ trách nghiên cứu về quan hệ châu Âu – Trung Quốc và chính sách thương mại Trung Quốc chia sẻ: “Đây sẽ là một dấu mốc đầu tiên và là cơ sở cho những quyết định tương tự trong tương lai. Trợ cấp mậu dịch của chính phủ Trung Quốc thực tế đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác, với những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường châu Âu cùng các bên liên quan.”

Những động thái gay gắt này liên quan trực tiếp đến mặt hàng sợi thủy tinh nhập khẩu từ Ai Cập – là nguyên liệu công nghiệp được sử dụng để sản xuất tất cả mọi thứ từ động cơ quạt gió đến máy móc thể thao tại châu Âu. Hai nhà máy Ai Cập thâu tóm mảng xuất khẩu nguồn hàng này lại là chi nhánh của công ty China Jushi và công ty Zhejiang Hengshi Fiberglass Fabrics. Jushi Egypt và Hengshi Egypt Fiberglass Fabrics đều nằm ở khu hợp tác thương mại và kinh tế Suez (Ai Cập) – SECT – một phần trong kế hoạch đầy tham vọng “Một vành đai, một con đường” (One belt, one road”) của chủ tịch Tập Cận Bình.

Liên minh châu Âu khẳng định rằng Jushi Egypt và Hengshi Egypt đã nhận được những hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ Trung Quốc và Ai Cập. Ưu đãi đó, cùng với những trợ cấp dành cho mặt hàng sợi thủy tinh xuất trực tiếp từ Trung Quốc, đã gây ra thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sợi thủy tinh trong khối EU như công ty Ahlstrom-Munksjo Oyj (Phần Lan).

Tổn hại trầm trọng

Theo thông tin từ Ủy ban châu Âu công bố trong ấn phẩm chính thức, các nhà sản xuất châu Âu bao gồm European Owens Corning Fiberglas SPRL tại Bỉ và Chomarat Textiles Industries SÁ ở Pháp đều chịu đựng nhiều thiệt hại nặng nề từ những ưu đãi “bất công” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối gay gắt quyết định của liên minh châu Âu, cho rằng chính sách mới của châu Âu đã vi phạm quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

“Phía Trung Quốc rất quan ngại về quyết định mới nhất từ phía liên minh EU. Quyết định đó đã đi ngược lại các quy định của WTO, ảnh hưởng tới nỗ lực bảo vệ nền giao thương giữa nhiều bên, phá vỡ dòng chảy đầu tư, cũng như tác động tiêu cực đến lợi ích của các quốc gia đang phát triển.” – theo chia sẻ của đại sứ quán Trung Quốc.

Châu Âu hiện đang đẩy mạnh các biện pháp để chống lại các chính sách bành trướng thương mại từ Trung Quốc, mà vẫn đảm bảo phù hợp với khung pháp lý của WTO. Ngược lại, Washington – thủ đô của Mỹ lại thực thi những hành động đơn phương phản đối Bắc Kinh theo các phương thức vượt quá quy định của WTO, điều này đã làm dấy lên những lời chỉ trích từ phía liên minh châu Âu.

Tech-Fab Europe, liên minh các nhà sản xuất sợi thủy tinh ở châu Âu, rất ủng hộ chính sách thuế quan mới của EU để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường đang dần bị thâu tóm bởi Trung Quốc và các công ty tại Ai Cập được hậu thuẫn bởi Trung Quốc. Họ cho rằng bước đi này của liên minh châu Âu đã đánh dấu một thời kỳ mới cho các biện pháp bảo hộ mậu dịch, chống lại những trợ cấp xuất khẩu vô lý từ nước ngoài.

Thêm vào đó, liên minh châu Âu cũng đang tiến hành điều tra thương mại đối với các khoản trợ cấp từ Trung Quốc dành cho các bên xuất khẩu nước ngoài. Trong đó, một cuộc điều tra tập trung vào hàng sợi thủy tinh nhập khẩu vào châu Âu từ Ai Cập, cuộc điều tra khác xem xét những lô hàng thép không gỉ từ Indonesia.

Trong quyết định áp mức thuế chống trợ cấp đối với sợi thủy tinh Ai Cập, liên minh châu Âu đã dành hẳn một phần đáng kể để đưa ra những lý lẽ chứng minh rằng luật của WTO hoàn toàn cho phép EU xem xét các hỗ trợ từ Trung Quốc dành cho Jushi Egypt và Hengshi Egypt, khi tính toán mức thuế đánh vào hai doanh nghiệp này.

Uỷ ban EU đã đặt những lập luận pháp lý trên vào tầm ảnh hưởng về chính trị liên quan đến sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc nói chung, và khu hợp tác thương mại và kinh tế Suez – SETC-Zone nói riêng.

Liên minh châu Âu đã chĩa khẩu súng cảnh cáo vào tham vọng thâu tóm nền giao thương toàn cầu của Trung Quốc với quy định về thuế quan chưa từng thấy trước đây.

Vào thứ 2 ngày 15/06, EU đã ban hành quyết định chống lại chính sách trợ cấp gây bóp méo thị trường thương mại thế giới mà Trung Quốc đang áp dụng đối với các nhà xuất khẩu.

Theo ông Agatha Kratz, giám đốc tập đoàn Rhodium phụ trách nghiên cứu về quan hệ châu Âu – Trung Quốc và chính sách thương mại Trung Quốc chia sẻ: “Đây sẽ là một dấu mốc đầu tiên và là cơ sở cho những quyết định tương tự trong tương lai. Trợ cấp mậu dịch của chính phủ Trung Quốc thực tế đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác, với những ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường châu Âu cùng các bên liên quan.”

Những động thái gay gắt này liên quan trực tiếp đến mặt hàng sợi thủy tinh nhập khẩu từ Ai Cập – là nguyên liệu công nghiệp được sử dụng để sản xuất tất cả mọi thứ từ động cơ quạt gió đến máy móc thể thao tại châu Âu. Hai nhà máy Ai Cập thâu tóm mảng xuất khẩu nguồn hàng này lại là chi nhánh của công ty China Jushi và công ty Zhejiang Hengshi Fiberglass Fabrics. Jushi Egypt và Hengshi Egypt Fiberglass Fabrics đều nằm ở khu hợp tác thương mại và kinh tế Suez (Ai Cập) – SECT – một phần trong kế hoạch đầy tham vọng “Một vành đai, một con đường” (One belt, one road”) của chủ tịch Tập Cận Bình.

Liên minh châu Âu khẳng định rằng Jushi Egypt và Hengshi Egypt đã nhận được những hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ Trung Quốc và Ai Cập. Ưu đãi đó, cùng với những trợ cấp dành cho mặt hàng sợi thủy tinh xuất trực tiếp từ Trung Quốc, đã gây ra thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sợi thủy tinh trong khối EU như công ty Ahlstrom-Munksjo Oyj (Phần Lan).

Tổn hại trầm trọng

Theo thông tin từ Ủy ban châu Âu công bố trong ấn phẩm chính thức, các nhà sản xuất châu Âu bao gồm European Owens Corning Fiberglas SPRL tại Bỉ và Chomarat Textiles Industries SÁ ở Pháp đều chịu đựng nhiều thiệt hại nặng nề từ những ưu đãi “bất công” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối gay gắt quyết định của liên minh châu Âu, cho rằng chính sách mới của châu Âu đã vi phạm quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

“Phía Trung Quốc rất quan ngại về quyết định mới nhất từ phía liên minh EU. Quyết định đó đã đi ngược lại các quy định của WTO, ảnh hưởng tới nỗ lực bảo vệ nền giao thương giữa nhiều bên, phá vỡ dòng chảy đầu tư, cũng như tác động tiêu cực đến lợi ích của các quốc gia đang phát triển.” – theo chia sẻ của đại sứ quán Trung Quốc.

Châu Âu hiện đang đẩy mạnh các biện pháp để chống lại các chính sách bành trướng thương mại từ Trung Quốc, mà vẫn đảm bảo phù hợp với khung pháp lý của WTO. Ngược lại, Washington – thủ đô của Mỹ lại thực thi những hành động đơn phương phản đối Bắc Kinh theo các phương thức vượt quá quy định của WTO, điều này đã làm dấy lên những lời chỉ trích từ phía liên minh châu Âu.

Tech-Fab Europe, liên minh các nhà sản xuất sợi thủy tinh ở châu Âu, rất ủng hộ chính sách thuế quan mới của EU để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường đang dần bị thâu tóm bởi Trung Quốc và các công ty tại Ai Cập được hậu thuẫn bởi Trung Quốc. Họ cho rằng bước đi này của liên minh châu Âu đã đánh dấu một thời kỳ mới cho các biện pháp bảo hộ mậu dịch, chống lại những trợ cấp xuất khẩu vô lý từ nước ngoài.

Thêm vào đó, liên minh châu Âu cũng đang tiến hành điều tra thương mại đối với các khoản trợ cấp từ Trung Quốc dành cho các bên xuất khẩu nước ngoài. Trong đó, một cuộc điều tra tập trung vào hàng sợi thủy tinh nhập khẩu vào châu Âu từ Ai Cập, cuộc điều tra khác xem xét những lô hàng thép không gỉ từ Indonesia.

Trong quyết định áp mức thuế chống trợ cấp đối với sợi thủy tinh Ai Cập, liên minh châu Âu đã dành hẳn một phần đáng kể để đưa ra những lý lẽ chứng minh rằng luật của WTO hoàn toàn cho phép EU xem xét các hỗ trợ từ Trung Quốc dành cho Jushi Egypt và Hengshi Egypt, khi tính toán mức thuế đánh vào hai doanh nghiệp này.

Uỷ ban EU đã đặt những lập luận pháp lý trên vào tầm ảnh hưởng về chính trị liên quan đến sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc nói chung, và khu hợp tác thương mại và kinh tế Suez – SETC-Zone nói riêng.

Thuế quan chống trợ cấp và chống phá giá

Như được chỉ rõ trong quyết định công bố vào thứ hai vừa rồi, liên minh EU quyết định áp một số mức thuế chống trợ cấp riêng biệt, dao động từ 17% đến 30,7% lên các mặt hàng sợi thủy tinh bắt nguồn từ Trung Quốc trong vòng 05 năm.

Đồng thời, liên minh châu Âu sẽ giảm mức thuế chống bán phá giá (được công bố vào tháng 4 năm nay) từ 33,6% – 99,7% xuống còn 34% – 69%, tùy thuộc vào từng bên xuất khẩu.

Tuy nhiên, mức thuế chống bán phá giá vào sợi thủy tinh từ Ai Cập (cũng có hiệu lực từ tháng 4) vẫn giữ nguyên ở mức 20%.

Biên dịch: Dandelion

Thẻ bài viết: EUOne belt one roadThuế quantrợ cấp mậu dịchTrung quốc
Bài trước

Cú huých từ FTAs thế hệ mới

Bài tiếp theo

Các hãng tàu ngày càng thắt chặt thời hạn thanh toán…

Cùng chủ đề Bài viết

Đầu tư 1.830 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Yên Phong II-A
Công nghiệp

Đầu tư 1.830 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Yên Phong II-A

01/03/2021
Trung Quốc rót tiền đầu tư vào các dự án “Vành đai, con đường xanh”
Công nghiệp

Trung Quốc rót tiền đầu tư vào các dự án “Vành đai, con đường xanh”

28/01/2021
GDP năm 2020 tăng 2,91%
Công nghiệp

GDP năm 2020 tăng 2,91%

28/12/2020
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã tác động như thế nào đến Bắc Giang?
Công nghiệp

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã tác động như thế nào đến Bắc Giang?

24/10/2020
Samsung Electronics dừng hoạt động nhà máy sản xuất máy vi tính cuối cùng tại Trung Quốc
Công nghiệp

Samsung Electronics dừng hoạt động nhà máy sản xuất máy vi tính cuối cùng tại Trung Quốc

03/08/2020
15 công ty Nhật dự kiến rời Trung Quốc sang Việt Nam
Công nghiệp

15 công ty Nhật dự kiến rời Trung Quốc sang Việt Nam

21/07/2020

PHỔ BIẾN

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

Khoảng hơn 1.900 container bị rơi khỏi tàu ONE Apus trên Thái Bình Dương

04/12/2020
Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

Tại sao container rơi xuống biển và ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Phần 2: Truy cứu trách nhiệm

20/06/2020
Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

Tình trạng khan hiếm container đang trở nên nghiêm trọng ở khu vực châu Á

17/09/2020
Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

Tất tần tật về vận đơn – Bill of Lading (Phần 1)

22/05/2020
Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

Vietnam Airlines sẽ bay quốc tế từ 1/7

12/06/2020

NỔI BẬT

CMA CGM ra mắt dịch vụ “Vòng quanh Châu Phi”

CMA CGM ra mắt dịch vụ “Vòng quanh Châu Phi”

12/07/2020
Hợp đồng 20 tỷ đô cho đơn hàng hơn 100 tàu LNG với Qatar đã chính thức về tay các công ty đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc

Hợp đồng 20 tỷ đô cho đơn hàng hơn 100 tàu LNG với Qatar đã chính thức về tay các công ty đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc

05/06/2020
Logistics for seed movement

Chuỗi cung ứng hạt giống nông nghiệp

02/05/2020
Căng thẳng Mỹ-Trung ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng trong hầu hết các ngành

Căng thẳng Mỹ-Trung ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng trong hầu hết các ngành

13/09/2020
  • Trang chủ
  • Vận tải
  • Ngành
  • Công nghệ
  • Thư viện
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish
Email: info@logistician.org

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Vận tải
    • Hàng không
    • Đường biển
    • Đường bộ
    • Đường sắt
    • Đường thủy
  • Ngành
    • Chuỗi cung ứng lạnh
    • Công nghiệp
    • Điện tử
    • Hàng dự án
    • Hàng giá trị cao
    • Hàng không vũ trụ
    • Hóa chất
    • Ô tô
    • Thời trang
    • Thương mại điện tử
    • Tiêu dùng nhanh
  • Công nghệ
  • Thư viện
    • Sách
    • Video
  • Liên hệ
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.