Maersk cam kết sản xuất tàu với loại thép không carbon
Mới gần đây, tập đoàn vận tải Đan Mạch A.P. Moller – Maersk đã quyết định tham gia Climate Group SteelZero, một sáng kiến toàn cầu về đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang ngành công nghiệp thép không gỉ, cùng hợp tác với Responsible Steel, sáng kiến chứng nhận và tiêu chuẩn đa bên toàn cầu đầu tiên của ngành thép.
Ngành công nghiệp thép là một trong những ngành phát thải CO2 lớn nhất toàn cầu chỉ sau sản xuất xi măng. Theo cơ quan năng lượng quốc tế, thép đóng góp 7% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
Vào đầu năm nay, Maersk thể hiện tham vọng của mình bằng mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2040, trước một thập kỷ so với mục tiêu ban đầu vào năm 2050.

Bà Henriette Hallberg Thygesen, giám đốc điều hành Fleet & Strategic Brands, AP Moller – Maersk chia sẻ rằng “Thép là một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị của Maersk. Chúng tôi sử dụng thép trong các tàu, vỏ container, bến cảng và nhà kho. Do đó, nó là một phần quan trọng trong nỗ lực khử carbon”.
Bằng việc gia nhập SteelZero, Maersk hợp tác với các tổ chức có cùng chí hướng, cam kết thu mua thép theo yêu cầu “mua hoặc dự trữ 100% thép không phát thải vào năm 2050”. Cùng với đó, Maersk sẽ tiến tới việc phát triển khung chính sách nhằm hướng tới sản xuất và cung ứng thép có trách nhiệm.
Theo Jen Carson, người đứng đầu của Climate Group, một tổ chức phi lợi nhuận về giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu cho biết, Maersk là hãng tàu đầu tiên trong lĩnh vực vận tải biển cam kết sản xuất với thép không carbon.
Maersk tập trung vào tái chế tàu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Maersk sẽ tập trung vào tái chế các con tàu quá hạn sử dụng. Maersk dự kiến sẽ tái chế khoảng hơn 700 con tàu trong thập kỷ tới. Trong số hơn 700 con tàu này, chiếm phần lớn là các tàu cỡ panamax (tàu chở hàng có trọng tải từ 55.000 DWT đến 80.000 DWT) với thành phần thép chiếm khoảng 90% trọng lượng của tàu.

Ông Palle Laursen, VP & CTO cấp cao tại Maersk Palle Laursen cho biết “Khối lượng tái chế tàu trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2028 và gấp bốn lần vào năm 2033. Thép tái chế sẽ dần được công nhận là nguyên liệu thô khả thi cho người tiêu dùng thép với mục tiêu không phát thải ròng.”
Một nền tảng kết nối các hãng vận tải do Maersk là thành viên sáng lập là Recycling Transparency Initiative (SRTI). Mục tiêu của nền tảng này là đẩy nhanh tiến độ tiếp cận việc tái chế tàu có trách nhiệm được đưa ra vào năm 2018. Được biết, đây là nền tảng mà các hãng tàu lớn như CMA CGM, Hapag-Lloyd, Evergreen và NYK Line cũng đã tham gia.
Huyền Tú
Maersk hoàn thành thỏa thuận mua lại dịch vụ logistics của Pilot