Con tàu của tương lai
Được Naval Dynamics chế tạo theo thiết kế của tàu AutoBarge 250 Coast Feeder, con tàu sẽ hoàn thành chuyến hải trình dài 23 km trong vòng 3 giờ đồng hồ, với tốc độ lên tới 7,7 hải lý/giờ. Nó dài 50 mét và có tài trọng lên đến 300 tấn. Trong khi đó, công ty công nghệ Kongsberg sẽ sản xuất các hệ thống tự động phục vụ cho việc vận hành con tàu này.
Việc vận hành bằng pin điện và giảm tải thủy thủ sắp được coi là những khái niệm gắn liền với nhau, nhờ vào sự đơn giản của hệ thống truyền động. Hệ thống này yêu cầu bảo trì ít hơn, và do đó số lượng các thành viên phi hành đoàn cần thiết sẽ giảm đi. Giám đốc kinh doanh của Kongsberg, Lars Kristien Moen, nói: “Chúng tôi tin rằng động cơ chạy bằng pin-điện sẽ đồng nghĩa với ít vấn đề hơn – ít bảo dưỡng hơn, ít chăm sóc trên tàu hơn, do đó khối lượng công việc vận hành cũng sẽ ít hơn.”

Tuy nhiên, Kongsberg vẫn chưa chắc liệu con tàu dài 50 mét này sẽ bắt đầu hoạt động với thủy thủ đoàn nhỏ, như tàu Yara Birkeland, một con tàu lớn hơn đã từng, hay bắt đầu mà không cần thủy thủ đoàn. Ông Moen phân vân: “Chúng tôi vẫn chưa thể nói chắc chắn liệu nó sẽ bắt đầu hoạt động không người lái, tự hành hay họat động với một đoàn thủy thủ nhỏ.”
Những lợi ích không thể đong đếm
Ở mọi mức độ tự động hóa, con tàu sẽ được giám sát từ xa bởi nhân viên tại Trung tâm Vận hành Từ xa Massterly (ROC), nơi có các nhà điều hướng và kỹ sư hải quân đã được chứng nhận. Giải pháp liên lạc dữ liệu hai chiều đã được lên kế hoạch giữa tàu trung chuyển tự động không phát thải của DB Schenker và ROC được kỳ vọng sẽ trở thành một nhân tố đánh dấu sự thay đổi lớn trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường biển.
Theo DB Schenker, việc đưa vào vận hành con tàu “xanh” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, từ giảm phát thải, vận tải nhanh hơn và hiệu quả hơn cho đến giảm lưu lượng phương tiện trên biển. “Dự án độc đáo này sẽ đánh dấu một bước quan trọng khác hướng tới chuỗi cung ứng xanh hơn và đóng góp vào chương trình nghị sự tổng thể bền vững của chúng tôi trong vận tải đường biển”, Knut Eriksmoen, Giám đốc điều hành DB Schenker tại Na Uy, nói.

“Việc sử dụng tàu trung chuyển container tự động có nghĩa là tổng lượng khí thải carbon của chúng tôi sẽ giảm đáng kể. Chúng tôi cũng sẽ kiểm soát tốt hơn và linh hoạt hơn trong hoạt động logistics của chính mình”, Roger Lunde, Giám đốc điều hành của Ekornes, cho biết thêm.
Ông Moen cũng tiết lộ rằng con tàu sẽ thúc đẩy những nghiên cứu của Kongsberg về việc vượt và cập bến tự động (automated crossing and docking), vốn đang được sử dụng trên các chuyến phà. “Nó hiện đang được vận hành thương mại,” anh chia sẻ. “Tôi nghĩ rằng đã có 800 chuyển cập bến tự động hiện nay mà không có bất kỳ thiệt hại nào.”
Gia Đôn
Maersk: Tham vọng “Xanh hoá” để dẫn đầu