Các chuỗi cung ứng lạnh trên toàn cầu đang ngày một nhanh hơn và thời gian giao hàng ngắn hơn khi thương mại điện tử nhanh chóng đi đầu trong thời kỳ Covid-19.
Liên minh Chuỗi lạnh Toàn cầu (GCCA) đã công bố một nghiên cứu cho thấy thực phẩm tươi sống và đông lạnh được bán trực tuyến và giao hàng tận tay người tiêu dùng có xu hương tăng mạnh.
Tuy nhiên cùng lúc đó, sự hoài nghi về chuỗi cung ứng toàn cầu và các cơ hội kinh doanh đang gia tăng.
Mặc dù hơn một nửa kết quả (54%) chỉ ra doanh thu trong hai quý đầu năm nay thấp hơn nhiều và chi phí thì tăng cao nhưng sự lạc quan của khách hàng vẫn ở mức rất cao.
Đa số những người được khảo sát (57%) cho rằng đại dịch sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng lạnh trong khi chỉ 6% cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng.
Thương mại điện tử được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ nhất khi số liệu thông kê rằng 74% kỳ vọng sự gia tăng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ và phân phối trực tiếp sản phẩm đông lạnh cho người tiêu dùng.
Đại dịch đã khiến chi phí tăng khoảng 80% tuy nhiên thống kê này còn tương đối khiêm tốn, ít nhất là so với chi phí bảo quản các sản phẩm lạnh. Chỉ số chuỗi cung ứng lạnh của GCCA trong quý thứ hai cho thấy chi phí lưu kho lạnh tăng 2,06%.
Đồng thời, những người được hỏi cảm thấy cần phải củng cố công nghệ vì trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng ngày càng được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả.
Đối lập với sự lạc quan về cơ hội trong thương mại điện tử là kỳ vọng về thị trường toàn cầu. Gần 3/4 số người được hỏi (73%) cho rằng các cơ hội trong thương mại toàn cầu sẽ giảm hoặc trong trường hợp tích cực nhất là giữ nguyên so với thời điểm trước đại dịch.
Hơn nữa, các chuỗi cung ứng tuyến dài được coi là dễ bị gián đoạn hơn và đây cũng là thách thức lớn nhất đối với chủ hàng. Một ví dụ gần đây về vấn đề này là các nhà xuất khẩu trái cây từ Việt Nam đã không thể đưa hàng tới Mỹ trong vài tuần vì đại dịch đã làm giảm nghiêm trọng số lượng hải quan để kiểm soát lượng hàng nhập vào quốc gia này.
Đại dịch cũng đã ảnh hưởng lớn tới các quy trình khi các công ty phải vật lộn với các quy tắc an toàn và cho phép nhiều nhân viên làm việc tại nhà.
Trước Covid-19, trung bình 4,5% nhân viên trong ngành có thể làm việc tại nhà. Con số này được tăng lên 19,8% sau khi lệnh giãn cách được áp dụng. Hiện tại, 53% số người tham gia khảo sát kỳ vọng số lượng nhân viên làm việc tại nhà sẽ tăng hơn nữa. GCCA ước tính khoảng 10,6% nhân viên trong lĩnh vực này sẽ làm việc tại nhà.
Biên dịch: September