The Logistician
  • EnglishEnglish
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
VIẾT BLOG
  • EnglishEnglish
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
The Logistician
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Chỉ số LPI (Logistics Performance Index) trong Logistics

Bạn đã từng nghe đến chỉ số LPI trong logistics chưa? LPI là một chỉ số được đưa ra bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và cho đến nay, chỉ số này đã được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics quốc gia. Hãy cùng The Logistician tìm hiểu thêm về chỉ số này nhé!

edt292 bởi edt292
03/12/2021
trong chuyên mục Blog
Chỉ số LPI

Ảnh: Nhi Phạm

Chỉ số đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động logistics (LPI) 

LPI (Logistics  Performance Index) là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới đưa ra để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động logistics của các quốc gia. LPI được tính toán dựa trên các khảo sát đối với các nhà cung cấp trong chuỗi hoạt động logistics (bao gồm giao nhận hàng hóa và vận tải).

Chỉ số LPI
Chỉ số LPI (Logistics Performance Index)

Chỉ số này được xác định hai năm một lần và vào các năm chẵn. Cho đến nay đã có 6 lần xếp hạng LPI trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018. 

Các tiêu chí đánh giá LPI 

Chỉ số LPI gồm 2 chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước vì logistics được hiểu là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa. 

Chỉ số LPI quốc tế được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí:

Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT).

Vận tải quốc tế (International Shipments): Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi, v.v.

Năng lực Logistics(Logistics Competence): Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức ; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý giao nhận; cơ quan hải quan; các hiệp hội liên quan đến thương mại và vận tải; người giao và người nhận hàng, v.v.

Truy xuất (Tracking and Tracing): Khả năng lưu trữ, theo dõi và truy xuất thông tin lô hàng hóa.

Thời gian (Timeliness): Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích so với thời hạn đã định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn.

Thông quan (Customs):  Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quan.

Trung bình trọng số của 6 tiêu chí đánh giá về hệ thống Logistics của một quốc gia trên thang điểm từ 1 đến 5.

Tiêu chí đánh giá LPI quốc tế

Sáu tiêu chí của LPI quốc tế có thể được chia thành 2 nhóm chính:

  • Đầu vào của chuỗi cung ứng: Các chỉ số liên quan đến cơ chế, chính sách (Thông quan, Cơ sở hạ tầng, Năng lực dịch vụ Logistics).
  • Đầu ra của chuỗi cung ứng: các chỉ số về thời gian, chi phí và mức độ tin cậy (Thời gian, Vận tải quốc tế và Truy xuất).

Chỉ số LPI trong nước, Ngân hàng Thế giới không xếp hạng mà chỉ đưa ra dữ liệu thống kê đối với 4 tiêu chí:

  • Cơ sở hạ tầng: Chất lượng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, lưu kho, công nghệ thông tin, v.v).
  • Dịch vụ: Năng lực và mức độ phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ logistics.
  • Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
  • Độ tin cậy của chuỗi cung ứng: Khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước. 

Xếp hạng LPI thế giới qua các năm

Cho đến nay, đã có 6 lần xếp hạng LPI qua các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018. Tính riêng năm 2018, trong top 10 nước có LPI cao nhất thế giới có 08 quốc gia châu Âu và 02 nước châu Á là Nhật Bản và Singapore.

Top 10 quốc gia có xếp hạng LPI cao nhất thế giới
Top 10 quốc gia có xếp hạng LPI cao nhất thế giới năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Đức là quốc gia có chỉ số LPI đứng đầu thế giới với 4,20 điểm. Điều này không có gì bất ngờ khi Đức được coi là nước hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực logistics thương mại và luôn đứng đầu bảng xếp hạng trong nhiều năm, cụ thể là trong 3 kỳ đánh giá gần nhất, Đức liên tục giữ vị trí đầu bảng xếp hạng. Theo sau Đức là Thụy Điển hạng 2 với 4,05 điểm và Bỉ hạng 3 với 4,04 điểm. 

Trải qua nhiều lần xếp hạng LPI, có thể thấy rõ top 10 nước có chỉ số LPI cao nhất thế giới đều thuộc nhóm nước có thu nhập cao, phần lớn là các quốc gia châu Âu, đây là các nước có truyền thống đi đầu trong phát triển các chuỗi cung ứng. Qua bảng Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất thế giới 2018, có thể thấy hiệu quả hoạt động Logistics tại một số nước như Áo, Đan Mạch và Nhật Bản đã cải thiện đáng kể qua các năm.

Top 20 được thống trị bởi các nước châu Âu, chiếm 12 bậc trên bảng xếp hạng LPI. Các quốc gia khác trong top 20 là New Zealand, Hồng Kông (Trung Quốc), UAE, Canada, Mỹ và Úc. Đáng chú ý, hai quốc gia quan trọng trên con đường tơ lụa mới là Trung Quốc và Ba Lan có thứ hạng lần lượt là 26 và 28.

Các quốc gia có chỉ số LPI thấp nhất thế giới
Top 10 quốc gia xếp hạng LPI thấp nhất thế giới năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Các nước có chỉ số LPI thấp nhất thế giới đều thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp ở châu Phi và các quốc gia biệt lập. Đây là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột vũ trang, thiên tai, bất ổn chính trị hoặc là các quốc gia không giáp biển gặp khó khăn về khoảng cách địa lý và quy mô kinh tế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bảng xếp hạng LPI năm 2018, Afghanistan là quốc gia có chỉ số LPI thấp nhất thế giới với 1,95 điểm, xếp trên Afghanistan là Angola với 2,05 điểm và Brunei với 2,06 điểm. Ngoài ra, Niger, Sierra Leone và Eritrea là các nước còn lại có chỉ số LPI thấp dưới 2,1 điểm.

Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình cao, 2018
Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình cao năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao, Trung Quốc là quốc gia có điểm số LPI cao nhất với 3,61 điểm, xếp hạng 26. Kế tiếp là Thái Lan xếp hạng 32 với 3,41 điểm và Nam Phi hạng 33 với 3,38 điểm.

Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, 2018
Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Trong bảng Top 10 quốc gia xếp hạng LPI cao nhất trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là quốc gia có chỉ số LPI cao nhất với 3,27 điểm, xếp hạng 39/160. Kế tiếp là các nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Indonesia, Bờ Biển Ngà, Philippines, v.v. Các quốc gia nằm trong nhóm này thường là những nước giáp biển hoặc là các nước có vị trí địa lý thuận lợi, là những địa điểm trung chuyển quốc tế.

Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm 

Theo công bố Báo cáo điều tra về chỉ số hoạt động logistics (LPI) năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam xếp hạng 39/160 nước điều tra trên thế giới, tăng 0,29 điểm và 25 bậc so với năm 2016. Ngoài ra, Việt Nam là nước đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba, sau Singapo (hạng 7) và Thái Lan (hạng 32).

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba
Chỉ số LPI các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Theo dõi số liệu qua 6 kỳ đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy năng lực hoạt động Logistics tại Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể, năm 2007 chỉ số LPI của Việt Nam chỉ đạt 2,89 điểm, xếp hạng 53 trên thế giới, sau đó các năm 2010 và 2012 Việt Nam vẫn duy trì vị trí này và điểm số có tăng nhẹ qua từng năm. Đến năm 2014, chỉ số LPI của Việt Nam đạt 3,15 điểm, tăng 0,15 điểm so với 2012 và 0,26 điểm so với năm 2007, vươn lên hạng thứ 48 trên thế giới. 

Trong giai đoạn từ 2007 – 2014, điểm số của các tiêu chí đều tăng mạnh từ 0,22 – 0,61 điểm, trong đó chỉ tiêu hạ tầng tăng mạnh nhất từ 2,5 lên 3,11 điểm. Chỉ có duy nhất chỉ số thông quan giảm từ 2,89 điểm xuống 2,81 điểm.

Đến năm 2016 xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam tụt xuống hạng 64 với 2,98 điểm. Trong năm này, có 5/6 chỉ số bị giảm từ 0,06 – 0,35 điểm so năm 2014. 

Xếp hạng chỉ số LPI của Việt Nam qua các năm
Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm (Nguồn: Worldbank)

Năm 2018 là năm đột phá nhất của ngành Logistics Việt Nam. Chỉ số đánh giá LPI năm 2018 cho thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc của các chỉ tiêu đánh giá thành phần hoạt động logistics. Trong đó, mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ logistics, xếp hạng 33, tăng 29 bậc và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoá xếp hạng 34, tăng 41 bậc so với 2016. 

LPI Việt Nam qua các năm
Các tiêu chí đánh giá LPI của Việt Nam năm 2016 và năm 2018 (Nguồn: Worldbank)

Ngoài ra, các tiêu chí khác cũng đóng góp đáng kể vào sự gia tăng điểm số LPI trong năm 2018 như: Thông qua xếp hạng 41, tăng 23 bậc, Kết cấu hạ tầng logistics xếp hạng 47, tăng 23 bậc, Các tiêu chí Thời gian giao hàng xếp hạng 40, tăng 16 bậc và tiêu chí về Giao hàng quốc tế xếp hạng 49, tăng 1 bậc. 

Như vậy, với việc điểm số được cải thiện ở tất cả các tiêu chí, ngành Logistics tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Logistics ngày càng mở rộng cùng với những cải cách của Chính phủ trong nền kinh tế và nỗ lực nội tại của các doanh nghiệp. Hơn nữa, ngành Logistics sẽ tiếp tục hoàn thiện nhằm hướng tới những mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch hành động và nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025.

Huyền Tú

Track & Trace: Lợi ích không thể tách rời trong Logistics

Thẻ bài viết: logisticsLPIvietnam

Cùng chủ đề Bài viết

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

FedEx Supply Chain đóng cửa bốn cơ sở hoạt động khi hết hạn hợp đồng

31/03/2022
0
Ảnh: Minh Trang

New Balance gia tăng sản xuất ở Hoa Kỳ trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn

31/03/2022
0
STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

STG logistics bỏ ra 710 triệu USD nhằm thâu tóm hoạt động vận tải của XPO

30/03/2022
0
Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

Ả-rập Xê-út: Cháy kho dầu khổng lồ khiến cơn khát toàn cầu ngày càng trầm trọng

28/03/2022
0
Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

Mỹ và EU “bắt tay” giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga

28/03/2022
0
Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

Hàng loạt bãi container tạm thời mọc lên nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông nghiệp Mỹ

28/03/2022
0

ĐỀ XUẤT NÊN ĐỌC

GDP cả nước giảm sâu nhất trong lịch sử

1 năm trước
0
Boeing xác nhận sẽ ngưng sản xuất dòng máy bay Boeing-747

Boeing xác nhận sẽ ngưng sản xuất dòng máy bay Boeing-747

3 năm trước
0
Hãng tàu lớn nhất thế giới cho biết nhu cầu sẽ ‘giảm đáng kể’ trong năm nay

Hãng tàu lớn nhất thế giới cho biết nhu cầu sẽ ‘giảm đáng kể’ trong năm nay

3 năm trước
0
Thảm họa mới của Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cảng Yantian, Trung Quốc ngừng hoạt động

Thảm họa mới của Chuỗi cung ứng toàn cầu: Cảng Yantian, Trung Quốc ngừng hoạt động

2 năm trước
0
ADVERTISEMENT

THẺ NỔI BẬT

amazonblockchainBoeingchuỗi cung ứngCMA CGMcontainerCovid-19covid19Công nghệcảngcảng biểnEVFTAfedexhàng hóahàng khônghạ tầnginsightsKhủng hoảngLNGlogisticslạm phátM&Amaerskmáy baymỹNgaNga-UkraineNổi bậtSamsungThai AirwaysThương mại điện tửTrung quốcTrung tâm logisticstắc nghẽntắc nghẽn cảngVietnam AirlinesViệt Namvận tảivận tải biểnwalmartxuất khẩuxuất nhập khẩuĐường sắtĐầu tưđường biển
ADVERTISEMENT

TIN TỨC PHỔ BIẾN

  • Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Các chứng chỉ phổ biến trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Cross-docking: Nhân tố mang lại thành công lớn cho Walmart

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Xăng máy bay có gì “khác bọt” so với xăng thông thường ?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • S.O.C và C.O.C là gì?

    0 chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
Facebook Twitter Youtube RSS
The Logistician

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

  • Đăng nhập
  • Sign Up
  • Đọc gì hôm nay?
  • Kiến thức
  • Insight
  • Podcast
  • Blog
  • Tài liệu
  • EnglishEnglish

© 2021 Copyright The Logistician - Designed by Đông Đô Media.,JSC.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

-
00:00
00:00

Danh sách

Update Required Flash plugin
-
00:00
00:00